Chuyển đến nội dung chính

Một nhà máy sản xuất mỹ phẩm bao gồm những máy mỹ phẩm tiên quyết nào?

Dù sở hữu thị trường có tỷ suất tăng trưởng hàng đầu thế giới, nhưng các doanh nghiệp trong ngành mỹ phẩm tại Việt Nam lại đang gặp khó khăn ngay trên sân nhà. Trên 80% thị phần mỹ phẩm tại Việt Nam đang thuộc về các nhãn hàng nước ngoài. Theo dự báo, tương lai ngành mỹ phẩm của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Vì thế các nhà sản xuất, các doanh nghiệp ngành hóa mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội đổi mới. Cùng chúng tôi tham khảo một số dòng máy mỹ phẩm thay đổi “bộ mặt” ngành Mỹ phẩm trong tương lai trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về ngành mỹ phẩm tại Việt Nam

Mỹ phẩm là gì?

Theo định nghĩa của ASEAN: “Sản phẩm mỹ phẩm” là bất kỳ một chất hay một chế phẩm được sử dùng để tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận bên ngoài cơ thể con người (như môi, móng tay/chân, biểu bì, hệ thống lông tóc và các bộ phận sinh dục ngoài) hoặc tiếp xúc với răng, niêm mạc miệng với mục đích chủ yếu là làm sạch, làm thơm hay thay đổi diện mạo, cải thiện mùi cơ thể, bảo vệ và duy trì chúng trong điều kiện tốt.


Lịch sử hình thành mỹ phẩm

Mỹ phẩm là một sản phẩm được sử dụng bởi tất cả mọi người ở mọi giới tính; lứa tuổi. Nhưng rất ít người biết về nguồn gốc của mỹ phẩm. Mỹ phẩm ra đời từ khi nào, có lịch sử ra sao. Cùng mình điểm qua những dấu mốc quan trọng của mỹ phẩm dưới đây nhé. 

  • Người đầu tiên sáng chế ra son môi là những phụ nữ và đàn ông tộc người Sumer cổ đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm.

  • Khoảng khoảng 3000 TCN đến 1500 TCN; người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra son sử dụng cho môi và mặt.



Những sản phẩm mỹ phẩm đầu tiên được các nhà nghiên cứu đã phát hiện và tìm thấy là:

  • Phấn kohl được người Ai Cập cổ dùng vẽ bảo vệ mắt.

  • Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dùng làm dầu xoa bóp.

  • Kem xoa da điều chế từ sáp ong, dầu ô liu và nước hoa hồng, theo người La Mã mô tả.

  • Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX.

Phân loại các dạng mỹ phẩm hiện nay

Năm 1909 hãng mỹ phẩm đình đám L’Oréal được thành lập tại Pháp. Đến thế kỷ XXI, mỹ phẩm ngày càng phổ biến, đến nay mỹ phẩm trở thành một phần không thể nào thiếu trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân. 

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại mỹ phẩm chính: dược mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm. 

  • Dược mỹ phẩm: vừa có tác dụng làm đẹp, chăm sóc da vừa có tác dụng như thuốc điều trị đối với làn da. Phù hợp với làn da bị dầu mụn. Được sử dụng theo đơn của bác sĩ. 

  • Hóa mỹ phẩm: là một dạng mỹ phẩm sử dụng để chăm sóc da hàng ngày. Nó có chức năng: Làm sạch, tạo mùi hương, làm đẹp da, chăm sóc lông và tóc,…

Hóa mỹ phẩm thường sử dụng thêm các phụ gia để tạo hương thơm, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Thực trạng ngành mỹ phẩm Việt Nam

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 51.000 tỷ đồng/ 1 năm (theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu). 


Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại vẫn đang bị hạn chế ở một số điểm như về quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ dây chuyền thấp chưa hiện đại như các nước khác. Đồng thời, mỹ phẩm Việt Nam còn chưa đẩy mạnh công tác marketing, nhiều doanh nghiệp, cá nhân, vẫn còn coi nhẹ chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh mỹ phẩm Việt nói chung. Doanh nghiệp cũng phải dám cọ xát, nhanh nhạy hơn trong phát triển sản phẩm.


Có rất nhiều thứ phải chuẩn bị cho một doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm, nhưng quan trọng nhất là đầu tư về cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị. Cùng Đức Phát tham khảo một số dòng máy mỹ phẩm hiện đại, phổ biến nhất hiện nay. Bao gồm: 


Dây chuyền sản xuất son môi

Đức Phát là nhà cung cấp chuyên nghiệp các loại máy chiết rót son môi, son thỏi, son nước chất lượng cao, giá thành hợp lý vận hành êm ái và có độ ổn định cao. 

Quy trình sản xuất son môi cơ bản chủ yếu gồm các khâu: trộn nguyên liệu → cán → trộn (có nhiệt độ) → chiết → làm lạnh → gắn vỏ. Năng suất trung bình của dây chuyền sản xuất son môi có thể đạt từ 25 - 40 thỏi/phút. 

Máy đạt chuẩn GMP.



Mỗi công đoạn cần một loại máy móc khác nhau để hoàn thành. Để được tư vấn và thiết kế dây chuyền sản xuất phù hợp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng mình. 
Có thể tham khảo thông số kỹ thuật của 1 dây chuyền sản xuất son môi cơ bản: Tại đây

Máy sản xuất, đóng gói bông tẩy trang


Máy sản xuất bông tẩy trang cũng là một dòng máy được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bởi vốn đầu tư ít và sản lượng máy cao, ít lỗi khi chạy vận hành. 
Quy trình sản xuất hoàn toàn tự động được kích hoạt từ khâu tháo gỡ vật liệu, vận chuyển, cắt, thu gom vật liệu thải đến xả thành phẩm.
Các mẫu khác nhau có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của khách hàng: hình vuông, hình tròn, chữ nhật,…


Máy làm bông tẩy trang tự động áp dụng kỹ thuật cắt lạnh cơ học ổn định, sắp xếp và xả sản phẩm tự động để giảm thiểu tổn thất vật liệu, giảm chi phí vật liệu và nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất.  Máy đạt chuẩn GMP.

Tham khảo thông số kỹ thuật

Cùng Đức Phát tham khảo thông số kỹ thuật của một máy sản xuất bông tẩy trang cơ bản để các doanh nghiệp cân đối đầu tư. 


  • Năng suất: 300-350 cái/phút.

  • Kích thước: 3600mm x 1200mm x 1600mm

  • Trọng lượng: 650KG.

  • Công suất điện: 5KW

  • Nguồn điện: 380V

  • Màu sắc: Trắng xám

  • Chất liệu: Hợp kim nhôm, chống gỉ sét

Các dòng máy chiết rót hũ, tuýp kem mỹ phẩm

Các sản phẩm kem dưỡng, lotion, kem body có kết cấu dạng lỏng, sệt sử dụng một dòng máy đóng gói riêng biệt: máy chiết rót. 


Máy chiết rót mỹ phẩm tự động chuyên dùng trong ngành mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm,… thích hợp dùng để chiết các nguyên liệu dạng sệt như kem, nước hoa, dầu gội,… tuỳ theo bao bì có hình dạng khác nhau như dạng chai, lọ, hũ,… máy sẽ được thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng. 



  • Máy chiết rót piston dùng bơm định lượng 1 cách chính xác chiết không trào, không sủi bọt….sai số cực nhỏ, độ hao hụt gần như bằng 0. 

  • Số lượng vòi chiết rót của máy được thiết kế phụ thuộc năng suất sản xuất. Các loại máy chiết rót phổ biến trên thị trường bao gồm: máy chiết rót 2 vòi, 4 vòi, 6 vòi, 8 vòi,...tự động. 

  • Máy đạt chuẩn GMP.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về từng loại máy chiết rót mỹ phẩm, hãy liên hệ trực tiếp với chúng mình để được tư vấn và giải đáp kỹ càng hơn nhé!

Máy đóng gói mặt nạ dưỡng da

Mặt nạ giấy, mặt nạ dưỡng da là loại mặt nạ được dùng 1 lần rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Được sử dụng hằng ngày và phù hợp cho mọi lứa tuổi. 


  • Máy đóng gói mặt nạ dưỡng da là một thiết bị không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất mỹ phẩm. Máy tự động hoàn toàn các công đoạn gấp mặt nạ, cho vào túi, cấp túi, mở túi, chiết dịch, hàn miệng túi (indate) và xuất thành phẩm. 

  • Năng suất của máy có thể đạt tới 2000 sản phẩm/1h, phụ thuộc vào tốc độ vận hành của công nhân. 

  • Hệ thống điều khiển PLC kết hợp với màn hình cảm ứng hiện đại tạo điều kiện cho việc hiển thị và kiểm soát các thông số trong quá trình hoạt động. Các thông số vận hành và thông báo lỗi được hiển thị rõ ràng trên màn hình.

  • Máy chiết rót cho túi mặt nạ đều được làm bằng thép không gỉ 304, đáp ứng các yêu cầu của GMP và đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho các sản phẩm làm bằng chất lỏng để tự động may xung quanh mép của mặt nạ.



Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự đoán sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa sau đại dịch Covid-19, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.


Để đáp ứng nhu cầu của thị trường mỹ phẩm đầy tiềm năng như Việt Nam, các doanh nghiệp nên tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng sự uy tín cho thương hiệu từ chính sản phẩm của mình. Và một trong những cách hiệu quả nhất đó chính là xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm theo tiêu chuẩn CGMP. 


Đức Phát tự hào là một trong những chuyên gia hàng đầu cung cấp giải pháp sản xuất và đóng gói mỹ phẩm tại miền Bắc. Nếu bạn muốn thử sức bước chân vào ngành công nghiệp tỷ đô này, hãy liên hệ với chúng tôi. 

Liên Hệ Tư Vấn

Kết nối Mạng Xã Hội

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các loại Máy Đóng Gói Hạt và ứng dụng của nó trong sản xuất

Máy Đóng Gói Hạt chuyên dụng cho việc đóng gói các sản phẩm thực phẩm, nông phẩm dạng hạt khô như: đường, đậu, lạc, cà phê hạt, hướng dương, hạt điều, hạt giống..v.v.. Máy có ưu điểm hoạt động bền bỉ, đóng gói ra sản phẩm nhanh gọn, hiệu quả, thích hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Máy đóng gói dạng hạt từ lâu đã được đưa vào để phục vụ quy trình sản xuất. Bởi đối với các doanh nghiệp, nó chẳng khác gì một trợ thủ đắc lực, nâng cao chất lượng công việc và tiết kiệm các chi phí vận hành. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin thú vị về dòng máy này qua bài viết dưới đây! Máy đóng gói hạt tự động là gì? Máy đóng gói hạt là thiết bị chuyên dùng để đóng gói các sản phẩm dạng hạt. Máy vận hành hoàn toàn tự động, giúp giải phóng tối đa sức lao động. Thiết bị giúp sản phẩm đóng gói nhanh chóng, bảo quản cẩn thận. Để đảm bảo tỷ lệ hao hụt sản phẩm giảm thiểu đến mức tối đa. Mặt khác, giúp quá trình vận chuyển và tiêu thụ một cách dễ dàng. Mục đích sử dụng Máy đóng gói các sản phẩm dạng

Máy đóng gói bột: Những điều có thể bạn chưa biết

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị được sử dụng trong sản xuất, giải phóng tối đa sức lao động của con người. Nhất là trong các ngành sản xuất, công nghiệp thực phẩm hay dược phẩm. Đơn cử như việc đóng gói các sản phẩm tồn tại dưới dạng bột. Việc áp dụng máy móc sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối ưu, đồng thời tăng năng suất. 5 phút cùng chúng mình tìm hiểu về vedette của các dòng máy sản xuất thực phẩm: Máy đóng gói bột trong bài viết dưới đây!  Giới thiệu chung về Máy đóng gói bột Máy đóng gói các sản phẩm dạng bột được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cơ chế vận hành hoàn toàn tự động, hoạt động nhịp nhàng với công suất ưu việt, độ chính xác cao.  Máy đóng gói bột hiện nay được chế tạo và cung cấp ra thị trường vô cùng đa dạng với nhiều mẫu mã phong phú và có cấu tạo các công dụng khác nhau. Phục vụ cho quá trình sản phẩm, đóng gói bao bì sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.  Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm bột và quy cách đóng gói, mà người d